Featured

Hiển thị các bài đăng có nhãn Người Trên Núi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Người Trên Núi. Hiển thị tất cả bài đăng
Ai cũng có cơ hội để thành công, thế nhưng thành công tới nhiều từ hành động và nỗ lực chứ không phải suy nghĩ.
Mỗi khi nói về các định luật, người ta thường cảm thấy bất ngờ về những gì nó áp dụng được trong thực tế. Ví dụ như định luật hấp dẫn, thứ khiến cả triệu người tin vào những giấc mơ có thật, về những tầm nhìn trong tương lai hay bằng cách nào đó chúng ta có thể "hấp dẫn" được mọi thứ trong cuộc sống. Mặc dù vậy, không phải lúc nào những định luật này cũng có thể áp dụng vào thực tế.

Tác giả David Essel, cha đẻ của 9 cuốn sách trong danh sách best selling, nổi tiếng với cuốn "Suy nghĩ tích cực và sự thật về thành công" cho rằng những định luật có tính "suy nghĩ, ý tưởng" quá nhiều thường chẳng mấy chính xác trong cuộc sống. Thực tế là nó đúng với một số ít người còn lại chỉ có phép màu mới giúp nó chính xác với những người khác.

Essel cho hay trong cuốn sách của ông có đề cập tới 8 định luật thành công đã được đúc kết từ thực tế cũng như kinh nghiệm thật của rất nhiều người và vì là thực tế nên khả năng áp dụng của nó cao hơn những học thuyết mang tính lý tưởng kia.

Định luật 1: Ai cũng có cơ hội để thành công

Đúng thế, ai cũng có khả năng kiếm được khoản thu nhập mơ ước, giảm cân theo ý muốn, tạo nên những mối tình như trong phim, từ bỏ những thứ không đáng có trong cuộc sống... Ai cũng có QUYỀN được thành công, một người vô gia cư cũng có cơ hội để thành công như những triệu phú.

Định luật 2: Trừ khi có phép màu xảy ra còn không suy nghĩ không bao giờ đủ mạnh để tạo nên thành công

Chỉ với suy nghĩ chẳng ai có thể giảm cân, kiếm được công việc trong mơ hay những điều kì diệu, mọi thứ cần tới hành động. Đôi khi những ý tưởng bình thường nhưng với hành động đúng đắn, chính xác lại mang tới thành công cao hơn những ý tưởng tốt không đi kèm hành động.

Định luật 3: Thứ lớn nhất ngăn cản thành công chính là niềm tin với chính bản thân mình

Được liên tưởng tới "vùng an toàn", mỗi người đều tin rằng mình sẽ sống tốt trong vùng đó. Thế nhưng, muốn làm thứ khác biệt, phá cách, thành công... Bạn phải tìm ra cách tin tưởng vào bản thân, tin vào những điều lớn lao mình có thể làm được, bước ra khỏi vùng an toàn và đối đầu với thử thách.

Định luật 4: Suy nghĩ dù có tích cực đến mấy cũng không thể cứu một chiếc thuyền đang chìm

Những hành vi, hành động tiêu cực không thể thay đổi chỉ với suy nghĩ. Bạn có những thói quen xấu? Tình hình tài chính bấp bênh? Đừng nghĩ rằng suy nghĩ tích cực có thể thay đổi vấn đề, nó cần quyết tâm và hành động thực tế.

Định luật 5: Để thoát khỏi vùng an toàn, cách duy nhất là cố gắng mỗi hành, hình thành thói quen hàng ngày

Thành công yêu cầu chúng ta đầu tư nhiều thời gian, công sức để đạt được mục tiêu. Sau khoảng thời gian dài nỗ lực, cố gắng bạn có thể thay đổi được bản thân để đẩy mình tiến xa hơn trên chặng đường thành công.

Định luật 6: Chúng ta chỉ gặp rắc rối với một số vấn đề nhất định

Trong 37 năm nghiên cứu của David Essel cùng cộng sự, ông cho rằng con người chỉ gặp rắc rối với những vấn đề như nghiện ngập, cân nặng, tài chính và tình cảm... Vướng bận vào mỗi thứ này khiến con người mất đi 12 tháng, chính xác là 1 năm để làm những điều mình không cần làm. Họ bỏ thời gian vào những thứ đó để tâm trí nhẹ bớt đi.

Định luật 7: Sau 1 năm thay đổi, hãy chấp nhận những bước tiến của mình dù là nhỏ nhất

Sau 12 tháng và có ý định giảm 10 cân? Bạn thực hiện được đến đâu? Cho dù bạn chỉ giảm được 1 cân thôi, hãy công nhận nó và cho nó là một bước tiến đáng kể. Tất nhiên chúng ta không giảm được 10 cân như kế hoạch ban đầu, thế nhưng chúng ta đã bắt đầu có sự thay đổi và nó là điều đáng quý trọng.

Định luật 8: Tầm nhìn, định hướng, dự đoán... chỉ đóng góp 20% thành công

Mặc cho những thứ bạn nghe thấy hay nghĩ ra, kiểu như "những gì bạn nghĩ sẽ thành hiện thực, chúng ta sẽ làm được..." đừng tin vào nó. 80% thành công tới từ nỗ lực cùng những cống hiến bạn dành cho công việc chứ không phải là duy nghĩ hay tầm nhìn. Tầm nhìn chỉ ra những thứ bạn cần làm, theo đuổi, nhưng nếu không theo đuổi nó, bạn vẫn chẳng thể thành công.


Đơn giản, dễ hiểu nhưng thâm thúy, định luật hoa sen dưới đây có thể sẽ giúp được nhiều người trong chúng ta xốc lại tinh thần!
Định Luật Hoa Sen
Trong một đầm sen, ngày đầu tiên, hoa nở rất ít, đến ngày thứ hai, số hoa nở gấp đôi ngày thứ nhất và sau đó cứ mỗi ngày, hoa sen đều nở thêm với số lượng gấp đôi ngày trước đó.

Nếu như đến ngày thứ 30, hoa sen nở đầy một khu đầm thì vào ngày thứ bao nhiêu, hoa sen trong đầm nở được một nửa.

Câu trả lời liệu có phải là ngày thứ 15?

Sai. Câu trả lời là ngày thứ 29!

Tại sao lại như vậy? Thực ra, đây là một câu chuyện mang tính chất hình ảnh để nói lên quy luật hoa sen nổi tiếng hay còn gọi là quy luật 30 ngày của người Trung Quốc.

Cuộc đời của rất nhiều người giống như hoa sen trong cái đầm kia, ở thời điểm bắt đầu, chúng ta ra sức làm, dốc sức làm, giống như hoa sen kia ra sức nở…

Nhưng dần dần, chúng ta bắt đầu như những cánh hoa, cảm thấy khô héo mệt mỏi, thậm chí là chán chường, có thể ở ngày thứ 9, thứ 19 hay thậm chí là cố đến hết ngày thứ 29, chúng ta bỏ cuộc, chấm dứt mọi nỗ lực, kiên trì, khí thế lúc đầu.

Và khi đó, chúng ta cách thành công chỉ một ngày hay chỉ một bước chân.

Ở đây, quy luật hoa sen đã cho chúng ta biết một đạo lý rằng: Để có thể nỗ lực đến bước cuối cùng, thứ mà mỗi chúng ta cần phải có không phải là vận may hay trí thông minh, mà đó là NGHỊ LỰC.
Có nghị lực và không có nghị lực, kiên trì đến cùng và không kiên trì đến cùng, kết quả được tạo ra khác nhau rất xa.

Cuộc đời chúng ta cũng giống như việc chúng ta đi xe đạp vậy, chỉ cần ta không duy trì việc đạp pê – đan nữa, xe sẽ đổ.

Thế nên, nếu muốn xe vẫn bon bon chạy về phía trước, nếu muốn trải nghiệm những điều thú vị ở con đường phía trước và nếu muốn đến đích, bạn không thể không kiên trì đạp xe đến cùng.

Hãy giữ cho mình tâm thái luôn luôn phấn đấu, nghị lực vươn lên, vượt qua mọi rào cản, bạn sẽ thấy cảnh đẹp đang đợi mình ở phía trước.

Triết gia người Mỹ Elbert Hubbard cũng từng có một nhận định tương tự như thông điệp mà định luật hoa sen muốn gửi gắm, đó là: "Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là anh ta sẽ đạt được thành công."

Vậy nên, viên gạch cuối cùng, quyết định thành công ở đây chẳng phải là nghị lực, là sự bền bỉ, kiên trì sao?
Jac Ma
Jack Ma – doanh nhân nổi tiếng người Trung Quốc cũng khẳng định, bỏ cuộc là thất bại lớn nhất đời người. Đây là một trong bốn điều mà ông đúc kết dành cho thế hệ trẻ, ba điều còn lại là:

- Kiên cường là gì: Một khi bạn đã kinh qua gian khó, uất hận và thất vọng, chỉ khi đó bạn mới hiểu được kiên cường là gì.

- Nghĩa vụ của bạn là: Siêng năng hơn, chăm chỉ hơn, và tham vọng hơn người khác.

- Chỉ kẻ ngu mới dùng miệng để nói. Người thông minh dùng trí óc, và người sáng suốt dùng trái tim.

Trong xã hội cạnh tranh hôm nay, dù làm bất cứ việc đi chăng nữa, có thể vượt qua, bạn sẽ trụ vững; không thể vượt qua, bạn sẽ bị đào thải.

Thiếu viên gạch cuối cùng là nghị lực, là sự kiên trì, đầu hàng trước khó khăn trên đường tiến bước, mọi công sức ban đầu bạn bỏ ra cũng chỉ là vô nghĩa và tất nhiên, bạn cũng đã đánh mất thành tựu, trái ngọt trong đời.
-Nguồn ST-


Cánh đồng bên dưới con đập

Mặt hồ giữa tháng 8

Mặt hồ giữa tháng 8

Mặt hồ giữa tháng 8

Vịt

hồ Eauy vào tháng 8

đường vào hồ Eauy

Họng xả đập

Nước hồ vào tháng 8

Nước hồ vào tháng 8

vịt